Con đường vận chuyển tiền tệ trong chiến tranh ít người biết đến

Chào mừng toàn thể anh chị em đã quay trở lại với series về lịch sử có trên Blog Chia Sẻ Kiến Thức [dot] com.

Trong 2 cuộc chiến tranh thế giới, ngoài đạn dược, vũ khí, tiềm lực quân đội và thuốc men ra thì tiền bạc cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

Đương nhiên rồi, muốn có vũ khí đánh giặc thì phải có tiền. Ngoài việc sử dụng các loại vũ khí mà chúng ta tịch thu được từ quân địch, và vũ khí tự  chế ra..  thì tiền còn giúp chúng ta mua thêm các loại vũ khí khác từ “chợ đen”, hay là để mua các loại nhu yếu phẩm cần thiết để phục vụ cho chiến tranh.

Rõ ràng, tiền vẫn đóng một vai trò hết sức quan trọng, không chỉ ở cuộc sống hiện tại ngày nay mà ngay cả trong chiến tranh nó cũng thế.

Hiểu được điều đó nên Mỹ đã tìm mọi cách để ngăn chặn nguồn tiền từ bên ngoài tuồn vào cho quân Cách mạng ở Miền Nam.

Vậy nên, bài toán lúc này của bộ đội ta là: Làm thế nào để chuyển được tiền vào trong chiến trường Miền nam mà không bị phát hiện? đây cũng là một bài toán rất nan giải đối với Cách mạng Việt Nam.

Ở trong bài viết trước, mình đã giúp các bạn tìm hiểu được về 2 con đường huyền thoại đã giúp bộ đội ta giành chiến thắng trước Đế quốc Mỹ:

Nhưng ngoài 2 con đường đó ra thì chúng ta vẫn còn một con đường huyền thoại khác nữa, con đường này không có tiếng súng, không có bom đạn và cũng ít người biết đến. Vâng, con đường mà mình đang muốn nói đến ở đây chính là con đường vận chuyển tiền tệ.

data-full-width-responsive="true"

Ngay sau khi hòa bình được lập lại ở Miền Bắc vào năm 1954, nhận thấy được tầm quan trọng của tiền bạc trong chiến tranh nên Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã bắt đầu lo chuyện tiền bạc cho chiến trường Miền Nam.

Nhưng loại tiền được sử dụng chủ yếu lúc này trong miền Nam là do chính quyền Sài Gòn phát hành. Trong khi đó, ở miền Bắc lúc này đang sử dụng tiền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

con-duong-chi-vien-tien-te-trong-tieng-anh (1)

Với công cuộc mở cửa lúc đó đã biến Sài Gòn thành một thị trường tự do, tại đây có đầy đủ tất cả các loại mặt hàng nên việc mua sắm là khá dễ dàng.

Cái gì cũng có, chúng  ta chỉ cần có tiền là có thể mua được những nhu yếu phẩm mà ta cần để phục vụ cho chiến tranh.

Tiền được bộ đội ta vận chuyển từ Bắc vào Nam qua đường Trường Sơn, nhưng có một vấn đề là trong Miền Nam chỉ dùng tiền Sài Gòn và tiền đôla mà thôi.

Vậy nên, Sở quản lý ngoại hối đã phải sử dụng ngân sách nhà nước mang sang Hồng Kông để đổi sang tiền Dollar sau đó chuyển về Việt Nam, rồi mới cho lên xe vận chuyển vào Sài Gòn.

Nhiệm vụ của những người nhận tiền là làm thế nào để đổi số tiền đó ra tiền Sài Gòn để mua được lương thực, vũ khí, thuốc men, đạn dược… để phục vụ cho chiến trường.

Đây cũng là một bài toán hết sức nan giải đối với các chiến sĩ của chúng ta, vì mỗi năm chúng ta chuyển cả triệu đô chứ không ít, mà đổi một lúc nhiều quá (cả trăm ngàn đô) thì chắc chắn sẽ bị nghi ngờ.

Vì một người bình thường, không có chức vụ gì, cũng chẳng có tiếng tăm gì về vấn đề tài chính nay lại mang cả cục tiền ra đổi thì kiểu gì mà chả bị nghi ngờ. Vì thế nên phương án chia nhỏ tiền ra đổi ngay lập tức được thực hiện.

Đấy, có được tiền đôla đã là cả một vấn đề gian nan rồi. Nhưng khi đã có tiền, chúng ta lại phải giải những bài toán khó nhằn tiếp theo nữa. Đó là, làm thế nào để đổi tiền đôla ra tiền Sài Gòn để mua lương thực, thực phẩm, thuốc men…

con-duong-chi-vien-tien-te-trong-tieng-anh (1)

Lúc đầu, tiệm vàng là nơi đầu tiên mà chúng ta lựa chọn để đổi tiền. Các cán bộ đường tiền của chúng ta đã nghĩ ra cách chia nhỏ nguồn tiền ra để đổi dần cho đỡ bị nghi ngờ.

Thuận lợi cho chúng ta là lúc bấy giờ ở Sài Gòn (khu vực Chợ lớn – Gia Định) có đến hàng trăm tiệm vàng, thế nên việc đổi tiền diễn ra cũng tương đối thuận lợi.

Kế hoạch là mỗi ngày đi đổi ở 4 tiệm vàng khác nhau, mỗi lần 500$, như vậy là sau khoảng 15 ngày là ta sẽ đi đổi được hết các tiệm vàng, rồi bắt đầu vòng lại với những tiệm vàng đầu tiên.. cứ xoay vòng như vậy. Làm như vậy thì chúng ta sẽ an toàn hơn, vì khó có ai mà nhớ mặt được khách hàng đã đổi tiền từ nửa tháng trước..

Cứ tưởng bài toán đã được giải quyết, thế nhưng khi sử dụng cách này, số lượng tiền mà ta có thể đổi ra được là rất ít so với nhu cầu mà chúng ta cần. Để dùng thanh toán cho một đơn hàng lớn thì có khi chúng ta cần phải chờ đến vài tháng.

Mà chiến trường thì không thể chậm trễ được, dù chỉ là 1h đồng hồ. Cứ như vậy thì việc quân ta chưa chết vì ăn đạn thì đã chết vì đói rồi.

Lúc này phương án thứ 2 được thực hiện, đó là dựa vào tỷ giá đôla của thị trường chợ đen. Vào đầu những năm 1960 thì 1 đô sẽ đổi được 140 đồng Sài Gòn, nhưng nếu đổi ở thị trường chợ đen thì 1 đôla ta sẽ đổi được 190 đồng Sài Gòn.

Vì thế nên các cán bộ của ta đã nghĩ ra cách đóng giả làm Việt kiều về nước, nói tiếng anh như gió và đem tiền ra chợ đen để đổi.

Đổi ở đây chúng ta sẽ có lợi nhiều hơn, vì không chỉ đổi được nhiều tiền hơn trong một thời điểm mà còn không sợ bị lộ nữa, vì mọi giao dịch ở chợ đen đều bị cấm, vậy nên các giao dịch sẽ được thực hiện trong bí mật.

Thị trường chợ đen luôn sợ chính quyền, còn chúng ta thì sợ bị phát hiện nên 2 bên đều biết giữ ý cho nhau. Mọi việc diễn ra hoàn toàn thuận lợi.

con-duong-chi-vien-tien-te-trong-tieng-anh (3)

Thế nhưng, với việc Cách mạng ngày càng lớn mạnh hơn, nếu chúng ta cứ làm theo cách này mãi thì cũng không ổn, không thể đáp ứng đủ và lâu dài được.

Mặc dù cách đổi tiền ở thị trường chợ đen ổn hơn so với đổi ở tiệm vàng, vì 1 lần chúng ta đổi được nhiều tiền hơn, nhưng có một hạn chế là 1 năm một người chỉ đổi được 1-2 lần là nhiều – vì thực tế thì chẳng có Việt kiều nào lại 1 năm về nước đến 5 – 6 lần cả. Mà lần nào cũng tiêu cả ngàn đô như thế, điều đó là hết sức vô lý.

Cách này cũng không được, cách kia cũng không xong… trong khi để vận chuyển được tiền vào chiến trường miền Nam đã cực kỳ khó khăn và gian khổ rồi.

Vì đường Trường Sơn bị bom mỹ đánh phá vô cùng ác liệt, tiền được giấu trong các thùng rất dễ bị vụn nát do sức nóng của bom đạn là quá lớn. Thùng đựng tiền thì có thể không hỏng nhưng tiền thì vứt đi hết.

Đứng trước tình hình đó, các cán bộ của chúng ta đã rất táo bạo khi dám chế biến luôn tiền trong lòng Sài Gòn bằng việc liên kết với các Thương Nhân giàu có, chúng ta sẽ trao đổi với họ bằng đồng Đô la.

Cụ thể là họ sẽ rút tiền Sài Gòn ra để đưa cho chúng ta, còn chúng ta sẽ trả họ bằng đồng đôla.

Thế nhưng, không phải cứ cầm cả triệu đô chạy loanh quanh khắp Sài Gòn để đổi cho họ được, điều đó sẽ bị lộ ngay. Mà chẳng may bị lộ thì sẽ mất cả người cả tiền, rồi mất luôn cả đường dây.

Vậy nên các cán bộ của ta đã quyết định đổi đôla cho thương nhân với giá chợ đen, thế nhưng điều kiện là thương nhân phải giao tiền cho chúng ta trước. Khi ta cầm được tiền rồi thì sẽ viết cho họ một tờ SÉC, họ cầm tờ SÉC đó qua ngân hàng ở Hồng Kông để lấy đôla.

con-duong-chi-vien-tien-te-trong-tieng-anh (2)

Thế nhưng làm thế nào để tạo được lòng tin cho các thương nhân lại là mộ vấn đề khác, khi họ phải đưa tiền trước cho ta mà chỉ nhận lại được một tờ “SÉC”.

Gọi là tờ SÉC thôi thứ thực ra đó chỉ là một tờ lịch treo thường, trên đó có ghi các thông tin của người nhận tiền, số tiền cần nhận. Nhưng tất cả đều đã được mã hóa bằng những dãy số !

Vâng, để làm được điều đó thì đầu tiên, đối tượng mà chúng ta lựa chọn để hợp tác phải là những Thương nhân có cảm tình với cách mạng.

Mặc khác, việc đổi tiền như vậy cũng có lợi cho các thương gia, vì chúng ta đổi theo tỷ giá của thị trường chợ đen mà.

Hơn nữa, trong những lần đầu hợp tác, để lấy được sự tin tưởng lẫn nhau thì ta sẽ đổi từng ít một, dần dần khi đã đặt trọn niềm tin với nhau rồi thì cả đường dây hoạt động rất trơn tru mà không gặp trục trặc gì.

con-duong-chi-vien-tien-te-trong-tieng-anh (2)

Một câu hỏi nữa là, nếu như địch lấy được tấm séc đó thì sẽ ra sao, liệu có bị lộ cả đường dây hay không? Câu trả lời là KHÔNG SAO.

Như mình đã nói bên trên, tấm séc mà ta sử dụng không phải là một tấm séc “đàng hoàng”, đẹp đẽ, có dấu đỏ, có ghi đầy đủ các thông tin như những tấm séc của nhiều ngân hàng khác.

Mà tấm séc của ta chỉ là một tờ lịch, tất cả thông tin trên đó đều được ghi theo cách mà chỉ có ta, những người trong cuộc mới hiểu được mà thôi. Vậy nên, nếu địch có lấy được thì cũng nghĩ đó chỉ là những tờ giấy lộn mà thôi, chẳng đáng quan ngại.

Thế nhưng đó mới chỉ là tiền Sài Gòn, vậy còn tiền Bath Thái, tiền Kíp Lào và tiền Riel của Campuchia thì sao. Không có tiền đó thì sao ta mua được nhu yếu phẩm từ nước bạn đây.. Cái này thì mình sẽ nói tiếp trong phần 2 của bài viết này nhé, các bạn chú ý theo dõi nha..

CTV: Đinh Tùng – Blogchiasekienthuc.com

Xem tiếp các bài viết trong cùng Series

<< Bộ đội ta đã giấu kín tuyến đường Trường Sơn như thế nào?

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Let's block ads! (Why?)

0 Comments:

Đăng nhận xét