Mục Lục Nội Dung
Bạn đã biết gì vềmàn hình OLED và AMOLED rồi? Hiện tại thì đây là 2 loại màn hình cao cấp được sử dụng rất phổ biến trên các dòng điện thoại flagship.
Ở trong bài viết này, chúng ta hãy cùng so sánh và đánh giá những ưu và nhược điểm của 2 loại màn hình này nhé. Để xem đâu mới là loại màn hình tốt nhất.
#1. Màn hình OLED là gì?
OLED là viết tắt của cụm từ Organic Light – Emitting diode, OLED đơn giản là LED (điốt phát quang) cộng thêm chất bán dẫn hữu cơ (Organic Material) có khả năng phát sáng khi có dòng điện đi qua.
Khả năng phát sáng của LED không phụ thuộc vào đèn nền như màn LCD (với màn LCD thì yêu cầu phải có đèn nền trắng thì mới được). Lớp phát sáng này sẽ được đặt giữa hai điện cực và thường thì ít nhất một trong hai điện cực này sẽ là trong suốt.
Khi ánh sáng chiếu qua OLED (LED + Organic material) thì nó sẽ hiển thị hình ảnh rất chân thực và sống động.
Ưu điểm lớn nhất của màn hình OLED là khả năng hiển thị màu. Màu đen có thể hiển thị sâu hơn bình thường, hoặc là tắt hẳn. Hình ảnh vô cùng chân thực và bạn có thể nhìn rõ ở mọi góc nhìn do không sử dụng tấm nền tạo ánh sáng.
Không những thế, người ta có thể chế tác màn hình OLED ở dạng uốn cong, màn hình gập, màn hình cuộn hoặc là thiết kế ở dạng trong suốt..
Chính vì thế mà màn hình OLED được xem là đại diện tương lai, rất có tiềm năng so với các loại màn hình khác.
data-full-width-responsive="true"
OLED được xem là đối thủ cạnh tranh, cũng như là kẻ thay thế cho công nghệ màn hình LCD, nhất là trong mảng màn hình smartphone.
Những ưu điểm của màn hình hệ OLED so với LCD, đó là:
- OLED có độ sáng cao hơn nhờ chất bán dẫn hữu cơ (Organic Material).
- Màn hình OLED sang trọng hơn so với LCD rất nhiều: Vì màn hình OLED được thiết kế mỏng hơn vì chỉ cần điốt phát quang, còn màn LCD phải có tấm nền và bộ lọc màn hình nên chắc chắn sẽ dày hơn.
- Góc nhìn rộng hơn LCD: Đây chính là ưu thế tuyệt vời của màn OLED so với LCD. Ở bất cứ góc độ nào thì chất lượng hình ảnh trên màn hình OLED cũng không thay đôi. Còn với màn LCD thì chỉ cần nhìn nghiêng 40 độ thôi là chất lượng hình ảnh đã giảm kha khá rồi 😀
- Màu sắc hiển thị trên OLED cũng rực rỡ hơn so với LCD rất nhiều.
- Màn hình OLED tiết kiệm điện năng hơn LCD khá nhiều.
Đọc đến đây thì nhiều bạn sẽ thắc mắc là liệu ông viết bài này có đang bị lạc đề hay không. Thì xin trả lời luôn là KHÔNG nha. Vẫn sẽ rất đầy đủ cho bạn :))
//*đọc thêm*//
Màn hình OLED được SONY nghiên cứu và phát triển đầu tiên vào năm 1990, và đến năm 2004 thì hãng đã cho ra sản phẩm đầu tiên của mình.
Nhưng các bạn biết rồi đấy, đến tận bây giờ màn hình OLED vẫn đắt đỏ như vậy thì thời bấy giờ dân tình lấy đâu ra tiền mà mua các sản phẩm có màn hình này :D. Chính vì thế mà dự án này của Sony đã tạm dừng và Sony tập trung vào màn hình Micro LED.
Sau 10 năm bỏ ngỏ thì đến tận năm 2018, Sony đã cho ra mắt dòng Xperia có trang bị màn hình OLED.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại thì LG mới là hãng sản xuất tấm nền OLED lớn nhất, cung cấp hơn 73% lượng tấm nền OLED cho các hãng sản xuất TV của Nhật Bản và Trung Quốc.
Còn Samsung Display là hãng sản xuất màn hình OLED tốt nhất thế giới cho smartphone.
//*hết phần đọc thêm*//
#2. Màn hình AMOLED là gì?
Trước tiên mình cần phải làm rõ là AMOLED (và POLED) chính là một dạng con/ phân nhánh của công nghệ màn hình OLED nha các bạn. AMOLED là thế hệ tiếp theo của OLED, nó được thừa hưởng những ưu điểm tuyệt vời của màn OLED và vẫn đang được các nhà sản xuất liên tục cải tiến.
AMOLED là viết tắt của cụm từ Active Matrix Light Emitting Diode, nó vẫn là OLED nhưng dùng hệ thống điều khiển dạng Active Martrix “ma trận chủ động”.
AMOLED chứa các Pixel (điểm ảnh) được sắp xếp theo ma trận Pentile. Khi có dòng điện chạy qua, các điểm ảnh này sẽ phát sáng, điều này giúp cho nó tiết kiệm điện năng một cách đáng kể.
Mỗi Pixel của màn hình AMOLED chỉ có thể hiển thị theo màu sắp xếp mặc định (thứ tự là Đỏ – Xanh dương – Xanh lá). Chính vì thế mà các bạn có thể thấymàn hình AMOLED bị ám màu xanh khá nhiều. Còn thứ tự chuẩn của công nghệ màn hình LCD là Đỏ – Xanh lá-Xanh dương.
Ngày nay, khi nói đến màn hình OLED thì người ta thường chỉ nhắc đến AMOLED chứ không phải POLED, vì POLED có tính ứng dụng thấp hơn do công nghệ không được tối ưu cho lắm (hao Pin, với lại nó làm giảm tuổi thọ tấm nền LED).
Hai công ty lớn phát triển 2 công nghệ riêng của OLED là: Samsung với màn hình AMOLED và LG với màn hình POLED.
Màn hình AMOLED chứa 2 tấm film bóng bán dẫn TFT nằm trên màn hình OLED.
Active Matrix ở trong tên của AMOLED là một hệ thống phức tạp (ma trận động trong công nghệ phát quang hữu cơ) điều khiển từng điểm ảnh-pixel: những mạch tích hợp Integrated Circuit điều khiển dòng điện đến từng hàng/ cột Pixel.
Trong bài viết này mình sẽ không đào sâu về sự khác nhau giữa AMOLED và POLED nữa, vì như vậy sẽ làm loãng bài viết. Nếu các bạn quan tâm thì có thể Google tìm hiểu thêm phần này nhé !
#3. Sự khác nhau giữa màn hình OLED và AMOLED
STT | OLED | AMOLED |
---|---|---|
ƯU ĐIỂM | Hình ảnh sắc nét và sinh động | Màu sắc hiển thị rực rỡ và sinh động với dải màu phong phú |
Màu đen hiển thị sâu hơn | Màu đen hiển thị sâu hơn | |
Góc màn hình rộng hơn | Chịu được lực tác động tốt hơn. | |
Tiết kiệm năng lượng tiêu thụ | Tiết kiệm điện năng, rất phù hợp với smartphone. | |
Độ sáng màn hình, độ tương phản cao | Độ sáng và độ tương phản khá cao | |
Có khả năng tùy biến theo hình dạng thiết kế, kích thước khác nhau | Kích thước nhỏ gọn |
|
Đạt tiêu chuẩn hiển thị tối ưu: HDR10 và Dolby Vision. | Lựa chọn màu sắc hiển thị tùy thuộc vào nhu cầu riêng |
|
Tần số quét cao giúp trải nghiệm game cực tốt. | Tần số quét cao giúp trải nghiệm game cực tốt. | |
NHƯỢC ĐIỂM | Chi phí sản xuất cho màn hình OLED khá cao | Khả năng hiển thị màu sắc ngoài trời không được đánh giá cao. |
Tuổi thọ màn hình thấp và không sử dụng được trong môi trường có độ ẩm cao. | Không thể hiển thị hình ảnh sắc nét nếu có tác động của ánh mặt trời. | |
Có thể xuất hiện hiện tượng Burn – in |
#4. Nên sử dụng màn hình OLED hay AMOLED?
Vâng, dựa vào bảng so sánh bên trên thì các bạn có thể thấy, màn hình AMOLED sẽ cho chúng ta những trải nghiệm “đã mắt” hơn. Vì dù sao thì nó cũng là một phiên bản cải tiến của OLED mà 🙂
#5. Tổng kết
Vâng, nếu là người dùng phổ thông, chắc các bạn sẽ choáng ngợp bởi các công nghệ sản xuất màn hình tràn ngập trên thị thường như hiện nay 🙂
Mình có thể liệt kê ra một list danh sách như sau, thử xem bạn có phân biệt được đâu là chuẩn công nghệ, đâu là sản phẩm được marketing, đâu là công nghệ độc quyền, đâu là công nghệ bổ trợ không nhé: IPS, OLED, AMOLED, POLED, PMOLED, TFT, Retina, Super AMOLED Display, PureDisplay, Fluid AMOLED,…ᵔᴥᵔ
Các bạn yên tâm là 2021 rồi, không có chuyện các hãng tự bịa ra một công nghệ rồi “lòe” người dùng để “câu view, câu like” đâu 🙂
Bằng chứng là Samsung đã sáng chế thành công Super AMOLED Display từ AMOLED và Marketing nó ra thị trường, những sản phẩm huyền thoại như Galaxy S, Galaxy Note, hay Apple đã nâng LCD lên một tầm cao mới với màn hình Retina siêu đẹp.
Các bạn hãy tích cực đọc các bài viết trên Blog Chia Sẻ Kiến Thức cũng như đặt câu hỏi trong phần bình luận để có thêm những kiến thức công nghệ bổ ích nhé !!!
Đọc thêm:
CTV: Dương Minh Thắng – Blogchiasekienthuc.com
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !
0 Comments:
Đăng nhận xét