Thất bại tại vòng phỏng vấn luôn là đòn giáng mạnh vào sự tự tin của bất kỳ ứng viên nào, đặc biệt khi khoảng cách để chạm tay vào vị trí mơ ước chỉ còn rất nhỏ. Bạn thậm chí còn cảm thấy mọi cố gắng và nỗ lực đều tan biến hết, không còn động lực để phấn đấu.
Tuy nhiên, thay vì gục ngã và từ bỏ, hãy coi đây là cơ hội để học hỏi, rút ra bài học “xương máu” và áp dụng nó vào các cuộc phỏng vấn tìm việc làm trong tương lai. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn đọc từng bước cụ thể để “xốc” lại tinh thần trước những lần thử sức sắp tới.
1. Lắng nghe phản hồi từ nhà tuyển dụng
Ngay cả khi đã nhận được thư từ chối ứng tuyển, hãy yêu cầu được gửi phản hồi, bản đánh giá chi tiết về màn phỏng vấn của bạn từ nhà tuyển dụng để biết mình còn thiếu sót ở đâu.
Tuy nhiên, chỉ lắng nghe phản hồi thôi vẫn là chưa đủ. Bạn cần nghiên cứu, phân tích kỹ từng lỗi cụ thể và đặt ra dự định cần làm gì để cải thiện kỹ năng phỏng vấn của mình. Bên cạnh đó, tóm tắt mọi chi tiết quan trọng và tự đánh giá khách quan bản thân.
2. Khắc phục mọi thiếu sót
Sau khi xác định được những điểm cần cải thiện, bước tiếp theo và cũng là quan trọng nhất: bắt tay vào khắc phục các thiếu sót đó.
Hãy bắt đầu từ những thứ cơ bản nhất, chẳng hạn nếu bạn chưa ưng ý với điểm AMCAT của mình, đừng ngại thi lại để đạt điểm số tốt hơn, từ đó mở rộng cơ hội nghề nghiệp sau này.
3. “Đánh bóng” lại resume
Công cụ đầu tiên và quan trọng bậc nhất trong suốt quá trình xin việc làm chính là resume (sơ yếu lý lịch) trong hồ sơ xin việc. Bạn phải khiến resume của mình trở nên nổi bật, từ đó thu hút được sự chú ý của cả nhà tuyển dụng khó tính nhất.
Mỗi nhà tuyển dụng thường dành ra trung bình 30 giây để đọc và chọn một resume tiềm năng, đưa vào vòng tiếp theo. Chính vì vậy, không chỉ nội dung mà cả hình thức của resume phải thật hấp dẫn, tạo ấn tượng mạnh ngay từ đầu.
Độ dài lý tưởng của một resume không được quá 2 trang, bởi lẽ không ai có thời gian đọc toàn bộ tiểu sử cuộc đời bạn. Thay vào đó, giữ cho resume ngắn gọn và cô đọng là ưu tiên hàng đầu.
Không chỉ thế, resume phải cho thấy cả sự sáng tạo lẫn chuyên nghiệp của bản thân. Mọi thứ được đưa vào resume đều phải liên quan đến mô tả công việc vị trí việc làm mà bạn đang ứng tuyển.
4. Cải thiện kỹ năng giao tiếp
Đây tiếp tục là yếu tố đóng vai trò quyết định trên con đường sự nghiệp của bạn: kỹ năng giao tiếp bao gồm cả ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
Cách nhanh nhất để cải thiện khả năng giao tiếp bằng lời nói là lặp đi lặp lại các câu hỏi phỏng vấn thường gặp. Câu trả lời của bạn phải đảm bảo tính chính xác về ngữ pháp cũng như mức độ trôi chảy.
Lưu ý không dùng tiếng lóng hoặc câu dạng ngắn, đặc biệt là nói lắp – thứ “khắc tinh” trong phỏng vấn. Ngoài ra, giọng điệu phải thật lịch sự, nhã nhặn, cho thấy thái độ thiện chí và chuyên nghiệp của bản thân.
Về giao tiếp phi ngôn ngữ, hãy nhớ luôn duy trì eye-contact với nhà tuyển dụng và ăn mặc phù hợp nơi công sở. Để đẩy mạnh hiệu quả, có thể áp dụng phương pháp luyện tập trước gương hoặc nhờ bạn bè đóng vai nhà tuyển dụng và cố gắng mô phỏng không gian buổi phỏng vấn thực tế nhất có thể.
5. Giữ tinh thần lạc quan
Tuyệt đối đừng bao giờ đánh mất niềm tin, hãy nhớ rằng mỗi lần vấp ngã sẽ đều để lại bài học kinh nghiệm quý báu. Điều quan trọng nhất là biết xác định và cải thiện những thiếu sót của bản thân, hồ sơ xin việc để chinh phục con đường sự nghiệp lâu dài.
Đến đây, mong rằng bạn đọc đã hiểu ra rằng mỗi lần phỏng vấn thất bại không phải là cơ hội mất đi mà chính là cơ hội đạt được. Hãy tận dụng chúng để phát triển bản thân và chắc chắn, bạn sẽ thành công trong lần phỏng vấn tiếp theo! Với những chia sẻ của nền tảng tuyển dụng nhân sự toàn cầu https://vn.joboko.com, hy vọng ứng viên có thể rút ra kinh nghiệm để áp dụng và nhanh chóng có được công việc ưng ý.
Xem Them Chi Tiet
Nhung Mon Do Cong Nghe Duoc Yeu Thich
Do Cong Nghe Phu Kien
0 Comments:
Đăng nhận xét