GIẢI THÍCH: Std Deviation là gì? Ý nghĩa của Std Deviation trong SPSS

Trong quá trình thực hiện các bài khóa luận tốt nghiệp cử nhân, luận văn thạc sĩ, luận văn tiến sĩ bằng phương pháp định lượng, các bạn chắc chắn sẽ bắt gặp một khái niệm là Std Deviation trong SPSS

Vậy Std Deviation là gì? Std Deviation trong SPSS là gì? cách tính nó ra sao? Mời bạn cùng Tri thức cộng đồng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Giải đáp thắc mắc về Std Deviation

Giải đáp thắc mắc về Std Deviation
Giải đáp thắc mắc về Std Deviation
  • Khái niệm
    • Std Deviation là gì? Đây thực chất là từ viết tắt của Standard Deviation – Dịch ra tiếng Việt có nghĩa là Độ lệch chuẩn (Hay còn gọi là thước đo biến thiên).
    • Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia, khái niệm Std Deviation – độ lệch chuẩn là từ chỉ một đại lượng thống kê, được dùng để đo mức độ phân tán của một tập dữ liệu. Ở đây, tệp dữ liệu đã được lập thành bảng tần số.
  • Std Deviation phản ánh
    • Nếu kết quả độ lệch chuẩn thấp có nghĩa là các giá trị có xu hướng gần với giá trị trung bình của tệp dữ liệu. 
    • Nếu độ lệch chuẩn cao có nghĩa là các giá trị trong tệp dữ liệu đang được trải ra ở một phạm vi rộng hơn.
    • Trong phần mềm phân tích dữ liệu SPSS, độ lệch chuẩn diễn tả mức độ phân tán/ chênh lệch của dữ liệu so với giá trị trung bình (Mean). Tuy nhiên không có mức gọi là “có thể chấp nhận” của dữ liệu. Việc độ lệch chuẩn là tốt hay xấu sẽ phụ thuộc và kỳ vọng của người thực hiện nghiên cứu.

Đối với phân tích dữ liệu trong SPSS, việc hiểu được ý nghĩa của Std Deviation cũng là điều kiện bắt buộc để sau này bạn có thể chạy những kiểm định khác điển hình như việc chạy phân tích hệ số tương quan pearson trong SPSS. Nhờ nắm được bản chất của Std Deviation sẽ giúp bạn triển khai, thực hiện một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.

2. Ý nghĩa của Std Deviation trong SPSS

Sau khi đã nắm được khái niệm Std Deviation là gì và Std Deviation trong SPSS là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa của độ lệch chuẩn trong SPSS.

2.1. Đo lường mức độ biến động

Đo lường mức độ biến động
Đo lường mức độ biến động
  • Trong quá trình thực hiện nghiên cứu và sau đó tiến hành phân tích trong phần mềm SPSS, độ lệch chuẩn sẽ giúp đo lượng mức độ biến động, hay còn được hiểu là sự khác biệt giữa các câu trả lời của ứng viên. 
  • Nếu độ lệch chuẩn thấp có nghĩa là sự biến động giữa các câu trả lời là không đáng kể và ngược lại..
  • Thông qua sự khác biệt này, người tiến hành nghiên cứu có thể đánh giá được xu hướng của những người tham gia trả lời có đồng đều hay không, từ đó đưa ra được kết luận cần thiết.

2.2. Tính toán khả năng rủi ro

Tính toán khả năng rủi ro
Tính toán khả năng rủi ro
  • Độ lệch chuẩn là một thông số hiệu quả để tính toán khả năng rủi ro, đặc biệt là với những ai làm trong lĩnh vực tài chính và trong các công việc như phân tích, quản lý các danh mục đầu tư, cố vấn tài chính sử dụng.
  • Độ lệch chuẩn lớn thông thường sẽ cho thấy mức độ rủi ro cao hơn trong đầu tư. 
  • Trong quá trình nghiên cứu, đây là cơ sở để các nhà đầu tư cân nhắc và đưa ra quyết định xem có sẵn sàng chấp nhận rủi ro hay còn e ngại rủi ro hay không.

3. Ví dụ về độ lệch chuẩn trong SPSS

Chúng ta cùng thử xem qua 1 ví dụ về cách đo lường độ lệch chuẩn trong SPSS trên một file dữ liệu. Chi tiết tiến hành tính độ lệch chuẩn của file dữ liệu trên, cần thực hiện các bước như sau:

  • Bước 1: Phân tích thống kê mô tả trung bình trong SPSS: truy cập Analyze => Descriptive Statistics => Descriptives.
Truy cập Analyze => Descriptive Statistics => Descriptives
Truy cập Analyze => Descriptive Statistics => Descriptives
  • Bước 2: Hộp thoại mới sẽ mở ra với hai cột, kéo các biến cần chạy thống kê mô tả từ cột bên trái sang mục Variable(s) ở bên phải.
Kéo các biến cần chạy thống kê mô tả từ cột bên trái sang bên phải
Kéo các biến cần chạy thống kê mô tả từ cột bên trái sang bên phải
  • Bước 3: Nhấn chọn Options, tích chọn Mean Standard Deviation.
Chọn Options, tích chọn Mean và Standard Deviation
Chọn Options, tích chọn Mean và Standard Deviation
  • Bước 4: Bấm chọn Continue quay trở lại hộp thoại chính rồi ấn OK.
  • Bước 5: Kết quả sẽ được hiển thị trên màn hình SPSS Output. Người dùng đọc kết quả và nghiên cứu.
Kết quả sẽ được hiển thị trên màn hình SPSS Output
Kết quả sẽ được hiển thị trên màn hình SPSS Output
  • Như kết quả hiển thị trong bảng trên, có thể thấy độ lệch chuẩn của file dữ liệu này là Std. Deviation = 2.46466.
    • Sau khi có được kết quả của độ lệch chuẩn trong SPSS như trên, chúng ta có thể tính được đại lượng CV (Coefficient of Variation) – hệ số dao động. Hệ số này được tính bằng công thức như sau:
    • CV= S.D/Mean 
  • Kết quả của độ lệch chuẩn và hệ số dao động lúc này sẽ giúp người dùng đọc được biên độ dao động của dữ liệu. Cụ thể:
    • CV>1: Độ lệch chuẩn lớn hơn trung bình cho thấy dữ liệu dao động rất mạnh. Trong trường hợp này, các con số thu thập được có độ chênh lệch lớn.
    • CV<1: Độ lệch chuẩn nhỏ hơn trung bình cho thấy dữ liệu dao động yếu. Trong trường hợp này, các con số thu thập được có độ chênh lệch nhỏ.
  • So sánh với ví dụ ở trên, ta có thể tính được Hệ số dao động như sau:
    • CV = S.D/Mean = 2.46466/7.2881 = 0.33818
    • Có thể thấy, CV<1 cho thấy độ lệch chuẩn nhỏ hơn trung bình, dữ liệu dao động yếu.

Trên thực tế, ví dụ trên đây chỉ là cách tính cơ bản của độ lệch chuẩn trong SPSS. Để có thể sử dụng thành thạo phần mềm này, yêu cầu người dùng phải có kiến thức, kỹ năng chuyên môn sâu trong lĩnh vực phân tích số liệu. 

Để xử lý dữ liệu trên phạm vi lớn thì cần nhiều phương pháp phức tạp hơn, trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu tới dịch vụ xử lý số liệu chuyên nghiệp hỗ trợ tính toán, xử lý số liệu trong SPSS trong thời gian ngắn.

Trên đây là tất cả những thông tin cần biết về Std Deviation là gì và ý nghĩa của st deviation trong SPSS. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có được những thông tin hữu ích phục vụ cho việc thực hiện các công trình nghiên cứu của mình! Bạn cũng hãy tiếp tục theo dõi Tri thức cộng đồng để cập nhật liên tục những thông tin bổ ích nhé!

Adblock test (Why?)


Xem Them Chi Tiet

Nhung Mon Do Cong Nghe Duoc Yeu Thich

Do Cong Nghe Phu Kien

0 Comments:

Đăng nhận xét