Mặc dù đã một thời gian khá dài từ khi nhà cung cấp Microsoft tung ra phiên bản Windows 11 cho thiết bị, nhưng nhiều người dùng vẫn chần chừ chưa update cho thiết bị. Lý do lớn nhất là lo sợ hiệu năng máy không được như khi cài đặt Windows 10. Vậy thực tế nên cài win 10 hay win 11? Phiên bản nào nhanh, ổn định hơn? Hocitngay sẽ giải đáp chi tiết bên dưới đây.
So sánh Win 10 và Win 11: Windows 11 có gì mới ?
Nếu chỉ nhìn vào giao diện, tính năng cơ bản thì Windows 11 không khác biệt gì so với Windows 10. Tuy nhiên, để quyết định nên cài win 10 hay win 11 thì phải xét đến các thay đổi nhỏ như Menu, Taskbar, một số tính năng hỗ trợ quan trọng khác.
Windows 11 có thiết kế và tính năng tốt hơn
Windows 11 còn có thay đổi góc tròn cửa sổ, một số biểu tượng ứng dụng, biểu tượng cảm xúc chỉ có ở phiên bản Windows 11. Đồng thời, các tính năng nhỏ như ghi chú trực tiếp trên trình duyệt, bật chế độ Tập trung, cho phép tùy chỉnh hiển thị thông báo trong khi làm việc… để tránh bị làm phiền.
Tính năng cuối cùng được cập nhật trên Win 11 là File Explorer, phiên bản mới nhất cho phép bổ sung nhiều tab hơn với tốc độ load nhanh. Các dịch vụ của OneDrive, Microsoft được tích hợp vào File Explorer, hiển thị menu chi tiết chi chọn thư mục hoặc tệp nào đó.
Nếu so sánh giữa Windows 10 và Windows 11 thì điểm đổi mới lớn nhất ở menu Start và thanh Taskbar. Hệ điều hành Windows 11 có sự cải tiến khi bố trí Taskbar, Menu nằm ở giữa màn hình, thuận tiện hơn cho người dùng macOS và ChromeOS. Tuy nhiên, nếu không quen với vị trí này, bạn có thể tự động kéo về bên trái như cũ.
Ở menu Start, Windows 11 được thiết kế đơn giản hơn, khi nhấp vào chỉ thấy list ứng dụng, một số tài liệu thường thao tác nằm ở phía dưới. Ngoài ra, Live Tiles đã được loại bỏ nên Menu Start trở nên gọn gàng hơn hẳn.
Với Taskbar, hộp tìm kiếm bị thu hẹp thành biểu tượng, loại bỏ tính năng Cortana ở phiên bản Windows 11. Ứng dụng Microsoft Teams đã có ký hiệu riêng, được tích hợp vào tác vụ để dễ thao tác, nếu không sử dụng Teams thường xuyên thì xóa đi.
Windows 11 tích hợp với ứng dụng Android
Cửa hàng ứng dụng ở 2 phiên bản Win 10, Win 11 đều có thiết kế như nhau. Tuy nhiên, ở phiên bản Windows 11 hỗ trợ sử dụng thêm các ứng dụng Android tải qua Amazon Appstore. Lưu ý chỉ hỗ trợ một số ứng dụng Android được lựa chọn.
Cải thiện tính năng chơi game ở Win 11
Nếu muốn phiên bản tốt nhất để chơi game thì nên cài đặt Windows 11. Bản cập nhật mới gồm các chức năng được tối ưu hóa để cày game như DirectStorage, Auto HDR giúp tốc độ load nhanh chóng hơn chỉ trong 1 giây.
Mặc dù tính năng DirectStorage cũng có sẵn trên Windows 10 nhưng trọng tâm của Win 11 chính là hỗ trợ chơi game, tạo nền tảng tốt nhất cho game thủ. Hầu hết các lỗi đã được giải quyết nên người chơi game đang cập nhật lên Windows 11 hàng loạt.
Mới đây, nhà cung cấp Microsoft đã hỗ trợ làm mới nâng cao với Windows 11, xử lý sự cố nhanh chóng cho game thủ thao tác với nhiều màn hình. Hỗ trợ chơi được nhiều tựa game nặng, đồ họa nhiều như Clank Rift Apart, Ratchet…
Bố cục Snap và đa nhiệm
Các cải tiến đa nhiệm trong Win 11 hoàn toàn độc quyền, không được chuyển vào Windows 10. Người dùng có thể tăng cường hiệu suất hệ thống qua bố cục Snap, gom các cửa sổ lại và lưu trữ vào thanh tác vụ. Phiên bản Windows 11 giúp truy cập Snap Layouts đơn giản, đa dạng cấu hình với nhiều chức năng nổi bật.
Ngoài ra, Windows 11 cũng xử lý được vấn đề như thiết lập nhiều màn hình, ghi nhớ vị trí đặt các cửa sổ và giữ đúng trạng thái đó dù kết nối bị ngắt đột ngột rồi cắm lại. Đây là vấn đề khiến người dùng khó chịu ở Window 10 nhưng đã được xử lý ở phiên bản mới.
Chế độ máy tính bảng nâng cao
Windows 10 có khả năng chuyển thành máy tính bảng giúp người dùng có trải nghiệm Menu Start toàn màn hình. Ở phiên bản Win 11 lại hoạt động giống như 1 iPad thực thụ hơn ở chế độ máy tính bảng, các thao tác mở Menu Start, loại trừ các cửa sổ… đơn giản chỉ bằng cách chạm tay. Ngoài chế độ thao tác máy tinh bảng nâng cao, Windows 11 còn hỗ trợ thiết bị khác như Asus ROG Ally.
Hệ điều hành Windows 11 có khả năng thao tác với bút sâu hơn, người dùng có thể ứng dụng Whiteboard để làm việc trực quan, được hỗ trợ 4 phím tắt cơ bản thông qua bút. Đồng thời, Windows 11 cũng cải thiện việc dùng giọng nói để chạy phần mềm, bàn phím, chuột…
Giao diện Action Center và Settings được lột xác
Ở phiên bản Windows 11, biểu tượng Action Center được bố trí gần nhau, có góc bo tròn cực kỳ tối giản. Thanh trượt hỗ trợ điều chỉnh độ sáng màn hình, âm lượng có giao diện đẹp mắt hơn. Ngoài ra, khu vực Action Center và nơi hiện thông báo sẽ được tách rời, người dùng thao tác thuận tiện hơn nhiều.
Ngoài ra, phần Settings của Win 11 cũng được cải tiến lớn, biểu tượng bánh răng được thiết kế sống động, màu sắc tươi sáng. Ở phiên bản mới, nhà cung cấp Microsoft cá nhân hóa thiết bị tối đa khi có thể đổi tên máy (Rename) ngay tại setting hệ thống.
Hiệu suất được tăng cường
Theo các chuyên gia Microsoft, Windows 11 có thể thực hiện cùng lúc nhiều nhiệm vụ liên quan tới bộ nhớ, ưu tiên mở các cửa sổ và chạy trên nền trước. Điều này giúp CPU có nhiều sức mạnh, tài nguyên hơn hệ thống khác. Ngoài ra, Win 11 cũng tạm ngưng một số dữ liệu RAM khi chọn chế độ ngủ cho PC, nhanh hơn 25% so với Win 10.
Mặc dù chạy nhanh hơn Windows 10 nhưng thực tế Windows 11 chỉ thao tác mượt nhất với các máy tính có cấu hình mạnh. Người dùng khi sử dụng Windows 10 cũng có thể yên tâm không mất quá nhiều hiệu năng.
Hợp tác và làm việc từ xa
Ở Window 11 hay 10 đều có thể sử dụng làm việc từ xa, tuy nhiên khả năng hợp tác trên Windows 11 ổn định hơn nhiều. Hệ điều hành hỗ trợ giao tiếp bằng mắt, làm mờ ngoại cảnh, tự đóng khung… các tính năng này đều không có ở phiên bản Windows 10.
Ngoài ra, các tính năng AI được hỗ trợ tích hợp sẵn trong Microsoft Teams, việc có thể thao tác được phần nào phụ thuộc vào ổ cứng thiết bị.
Windows Copilot
Microsoft Teams được tích hợp trong Win 11 nhưng không có ở Win 10. Nhìn chung, tính năng này sẽ tích hợp Bing Chat của nhà cung cấp Microsoft vào thiết bị, vận hành đơn giản hơn. Hiện nay, công nghệ AI chính là trọng tâm lớn nhất của Windows, đặc biệt khi OpenAI có các bước phát triển vượt bậc vơi ChatGPT.
Mới đây, có tin tức rằng “ông lớn” Microsoft đã xem xét hỗ trợ các ảnh nền động được điều khiển bởi AI và chuyển động bàn phím chuột. Sắp tới, có hàng loạt tính năng Ai hiện đại được tích hợp vào Windows 11 và không có ở phiên bản Windows 10.
Hiệu năng Windows 11 với Windows 10
Sau khi hệ điều hành Windows 11 được chính thức công bố, nhiều chuyên gia đã thử các công cụ test để xác định nên cài Win 10 hay Win 11, đâu là phiên bản tối ưu nhất. Bao gồm các tiêu chí và thông số cụ thể bên dưới đây:
Thời gian khởi động máy
Theo kết quả hiển thị trên máy tính, Windows 11 có thể khởi động thành công chỉ trong 16 giây, tốc độ khá nhanh chóng.
Trong khi đó, hệ điều hành Windows 11 còn gây choáng ngợp hơn khi khởi động thành công chỉ trong 13 giây. Với thời gian test đơn giả, người dùng đã dễ dàng nhận thấy được độ mượt mà ấn tượng của Windows 11.
So sánh điểm số 3DMark
3DMark là ứng dụng benchmark được tích hợp trên thiết bị để đo lường hiệu suất đồ họa 3D, tốc độ xử lý dữ liệu tại CPU. Với phiên bản Windows 10, người ta đo được điểm 3DMark là 6.872 điểm, được đánh giá khá cao.
Windows 11 còn vượt trội hơn nữa khi thay 2 cấu hình tương đương, điểm số lớn hơn so Windows 10 khoảng 700 điểm.
So sánh CrystalDiskMark
CrystalDiskMark là ứng dụng kiểm tra độ mượt mà của thiết bị thông qua tốc độ đọc ghi thông tin trên ổ cứng máy tính.
Sau khi test thử bằng phần mềm CrystalDiskMark, kết quả hệ điều hành Windows 10 cho ra tốc độ đọc 2.930 MB/s, ghi 3.189 MB/s. Đây được xem là hiệu suất ổ cứng khá tốt, đảm bảo hiệu quả làm việc liên tục.
Ở phiên bản Windows 11, tính năng này lại được cải tiến hơn với tốc độ đọc 3.455 MB/s, tốc độ ghi 3.335 MB/s, ấn tượng hơn hẳn so với Windows 10.
So sánh Geekbench 5
Geekbench 5 là ứng dụng dùng để xác định được tốc độ xử lý của CPU trên laptop, điểm số càng ấn tượng thì thiết bị sẽ mượt, trơn tru hơn khi cày game và làm việc.
Trên hệ điều hành Windows 10, Geekbench 5 đo lường được kết quả điểm số đơn nhân ở mức 1.148 và điểm đa nhân là 6.308.
Tưởng chừng con số này đã cao rồi nhưng ở phiên bản Windows 11 đo được điểm đơn nhân tới 1.263 điểm, đa nhân 7.125 điểm.
Có nên nâng cấp lên Windows 11 không?
Windows 11 là phiên bản cải tiến mang tính cách mạng mà nhà cung cấp Microsoft dồn khá nhiều công sức. Nếu người dùng muốn thao tác với công nghệ mới mẻ, xử lý nhanh hơn, hệ thống được nâng cấp toàn diện thì Windows 11 là lựa chọn tối ưu.
Ở thời điểm hiện tại, các thiết bị chạy hệ điều hành Windows 10 vẫn ổn định, hỗ trợ nhanh chóng các phần mềm, tác vụ. Nếu người dùng có cấu hình máy tính yếu, không đủ để nâng cấp hoặc ngại làm quen với giao diện mới thì không cần nâng cấp lên Windows 11 vẫn hoạt động tốt.
Yêu cầu hệ thống tối thiểu để cập nhật Windows 11
Để cập nhật, sử dụng hệ điều hành Windows 11 thì thiết bị máy tính phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản về cấu hình như sau:
Tiêu chí | Mức yêu cầu tối thiểu |
Bộ xử lý (CPU) | Tốc độ xử lý tối thiểu 1 GHz, bộ xử lý 64 bit hoặc Chip (SoC). |
Bộ nhớ | ít nhất RAM 4GB |
Dung lượng lưu trữ | ít nhất 64 GB. |
Vi chương trình | UEFI, hỗ trợ Khởi động an toàn |
Vi mạch TPM | TPM bản 2.0 |
Card đồ họa | DirectX 12 trở lên, hỗ trợ trình điều khiển WDDM 2.0 |
Màn hình hiển thị | > 9 inch, có độ phân giải mức HD (720p) |
Internet | Thiết bị có tài khoản Microsoft, nối mạng Internet |
Vì sao nên chọn Windows 10 thay vì Windows 11
Mặc dù là phiên bản cũ nhưng nhiều người dùng vẫn ưu tiên chọn Windows 10 thay vì cài đặt Windows 11 do các nguyên nhân sau đây:
Windows 10 có thể tương thích trên nhiều thiết bị
Yêu cầu cấu hình phần cứng để cài đặt Window 11 gây khó khăn với một số người dùng. Phiên bản mới yêu cầu phải có CPU AMD thế hệ 8, Zen 2 tích hợp chip TPM 2.0 trở lên. Ngoài ra, công cụ CPU phải hỗ trợ thêm tính năng Secure Boot.
Các yêu cầu này mặc dù có hết trên các dòng máy hiện đại nhưng vẫn có một số máy tính, PC không đáp ứng được nhu cầu cài đặt Windows 11. Nếu muốn sử dụng, bạn bắt buộc phải có đủ tài chính để mua thiết bị mới hoặc bắt buộc dùng tiếp Windows 10. Tuy nhiên, hiệu suất, tính năng Win 10 vẫn ổn định, load nhanh nên không quá tệ.
Windows 11 hay gặp lỗi và thiếu nhiều tính năng
Windows 11 mới ra mắt thời gian gần đây, đang trong giai đoạn thử nghiệm và khắc phục lỗi beta nên sẽ khiến người dùng gặp khó khăn khi sử dụng. Phiên bản Windows 10 ra mắt 2015 đã thông qua được thời gian sửa lỗi, hoạt động ổn định nên đỡ mất thời gian khắc phục.
Nếu bạn không tích sử dụng bản đang beta, muốn thao tác trơn tru hơn với các tác vụ thì có thể dùng Windows 10 cho đến khi hệ điều hành Win 11 khắc phục lỗi xong.
Thanh tác vụ của Windows 11 không thể so sánh với Windows 10
Thanh tác vụ phiên bản Win 10 có thể không hoàn hảo nhưng hoạt động tốt, thoải mái tùy chỉnh được nhiều tính năng khác nhau. Hệ điều hành Windows 11 có cải tiến tác vụ nhưng gây nhiều tiếc nuối, còn chán nản hơn khi không thể căn trái phải, di chuyển lên xuống như trên phiên bản Windows 10.
Nếu người dùng quen thao tác với ứng dụng, tính năng của Windows 10 thì không thích thao tác với phiên bản mới. Từ thời điểm này đến lúc Microsoft tìm ra được phương án khắc phục thì người dùng vẫn nên gắn bó với tác vụ của Windows 10.
Cài đặt dễ dàng thay đổi trên Windows 10 hơn Windows 11
Windows 11 có nhiều thay đổi khiến việc điều chỉnh các cài đặt cơ bản trở nên phức tạp hơn nhiều. Chẳng hạn, khi sử dụng Win 11, khi nhấp chuột phải vào tác vụ thì không cho phép mở rộng Task Manager giống như Windows 10.
Một điều phiền phức khác là phiên bản Windows 11 để các ứng dụng mặc định thành một loại file cụ thể. Người dùng cần cài đặt ứng dụng mặc cho từng video, hình ảnh riêng lẻ khá mất thời gian, không nhanh gọn như phiên bản Windows 10.
Kho ứng dụng Android trên Windows 11 không quá đa dạng
Theo yếu tố kỹ thuật, kho ứng dụng Android tích hợp trên Windows 11 không phải yếu tố để từ bỏ hệ điều hành Windows 10. Mặc dù khi ra mắt, Microsoft đã tự hào quảng cáo kho ứng dụng Android nhưng thực tế lại chỉ có ở bản dùng thử.
Sau khi trở thành người dùng chính thức của Windows Insider, cài đặt thành công build preview thì người dùng cũng chỉ được lựa chọn gói với 50 ứng dụng.
Không có quá nhiều khác biệt giữa win 10 và win 11
Windows 11 không được đánh giá vượt trội hơn quá nhiều so với Windows 10. Ban đầu đây chỉ là bản cập nhật Win 10 Sun Valley Update với một số cải tiến mới hơn, Về tính năng, giao diện gần như có sự tương đồng, chẳng hạn bạn muốn sử dụng tính năng nào trên Win 11 cũng được tìm thấy ở Windows 10.
Việc làm quen với hệ điều hành mới mất khá nhiều thời gian. Cho đến khi nhà cung cấp thực hiện cải tiến trọn vẹn, thêm tác vụ mới thì sử dụng Windows 10 vẫn tốn hơn.
Các tính năng chơi game của Windows 11 cũng có trên Windows 10
Windows 11 được hãng Microsoft đánh giá là phiên bản tốt nhất để chơi game với nhiều tính năng tập trung cải thiện trải nghiệm game thủ. Một số tính năng nổi bật như tích hợp Xbox, DirectStorage, AutoHDR… giúp người chơi có phút giây giải trí ấn tượng.
Tuy nhiên, hầu hết các tính năng này đều đã và đang được tích hợp trên Windows 10. Người dùng vẫn có thể thao tác chơi game với đồ họa mượt mà, âm thanh sống động ngay trên Win 10 mà không mất thời gian nâng cấp.
Windows 10 sẽ được Microsoft hỗ trợ đến năm 2025
Tương tự như điều đã làm với hệ điều hành Windows 7 khi xuất hiện Windows 10, nhà cung cấp Microsoft vẫn tiếp tục cập nhật, hỗ trợ Win 10 tới năm 2024. Hiện tại, nếu vẫn sử dụng Windows 10 thì bạn vẫn được thông báo về các tính năng, cập nhật, bản vá mới.
Người dùng không cần lo lắng Microsoft sẽ chăm chút cho Windows 11 mà bỏ qua Windows 10, có thể yên tâm dùng tiếp trong vài năm kế tiếp.
Qua những thông tin được Hocitngay chia sẻ trên đây, bạn đã trả lời được câu hỏi nên cài win 10 hay win 11 và chọn sản phẩm phù hợp nhất. Hệ điều hành Windows 11 mặc dù có các cải tiến nhưng vẫn còn lỗi, cần khắc phục thêm mới vượt mặt được Windows 10.
Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Năm lý do khiến bạn nên mua một chiếc AirPods Max
>> Tai nghe Galaxy Buds2 đang được chế tạo, thiết kế có nhiều nâng cấp
>> Loa 7.1 Là Gì? Hệ Thống Âm Thanh 7.1 Được Sắp Xếp Như Thế Nào?
0 Comments:
Đăng nhận xét