Xin chào quý zị và các bạn đã quay trở lại với series Ngược dòng thời gian có trên Blog Chia Sẻ Kiến Thức [ dot] Com. Ở trong bài viết trước, chúng ta đã được thấy nghệ thuật nghi binh vô cùng tài tình của bộ đội ta rồi.
Và cũng nhờ nghệ thuật nghi binh đó mà ta đã lừa cho quân Mỹ không biết đường nào mà lần, đỉnh cao là việc khiến chúng nghĩ ta lừa như không lừa, vì chúng tưởng là đã bắt bài được bộ đội ta rồi.
[ĐỌC LẠI] bài viết:
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, kết hợp với nghệ thuật nghi binh tài tình đã giúp cho quân ta có được một trận đánh đỉnh cao, tạo nên bước ngoặt của cuộc chiến.
Vâng, không để các bạn phải đợi chờ đợi thêm nữa, ngay bây giờ mời các bạn hãy cùng mình tìm hiểu về bước ngoặt của chiến dịch Mậu Thân năm 1968 thông qua phần #3 của serie này nhé !
________________
Vào ngày mùng 3 tháng 2 năm 1968, sau cuộc nổi dậy tết Mậu Thân, hãng tin Reuters của Anh đã đưa ra con số thống kê khiến nhiều người phải hoảng hốt:
Mỹ đã có đến hơn nửa triệu quân ở miền Nam Việt Nam, họ đã mất đến 13 năm và tiêu tốn 60 triệu đô-la mỗi ngày mà không thể bảo vệ được một tấc đất ở miền Nam Việt Nam.
Đó là sự ngạc nhiên của những người ngoài cuộc, thế nhưng đối với những người trong cuộc, đặc biệt là lính Mỹ và các chỉ huy cấp cao của họ thì điều đó là hoàn toàn bình thường.
Bởi những bộ não thiên tài nhất nước Mỹ cũng chẳng thể nào đoán được ý đồ của bộ đội ta, huống chi là bảo vệ những tấc đất quý giá mà vốn dĩ nó đã thuộc về người dân Việt Nam chúng ta.
Tướng 4 sao (Westmoreland) và trưởng bộ phận tình báo (Philip Davison) đều chỉ dự đoán chúng ta sẽ tấn công trước hoặc sau Tết, mà không mảy may nghĩ rằng chúng ta sẽ đánh vào đúng dịp Tết ᵔᴥᵔ
Không những thế, họ còn tự tin dự đoán rằng chúng ta không đủ sức để đánh vào thành thị, mà thay vào đó sẽ dồn toàn lực tập trung đánh vào Khe Sanh.
Và cũng chính sự chủ quan đấy mà quân đội Việt Nam Cộng hòa lúc đó chỉ còn một nửa, nửa còn lại được cho về quê ăn Tết mất rồi.
Sự chủ quan còn được thể hiện ở chỗ, các tướng lĩnh Mỹ còn được ra ngoài vui chơi Tết cùng người dân Việt Nam, đi đón giao thừa, bắn pháo hoa và xem gói bánh trưng (>‿♥)
Tột cùng của sự chủ quan là tổng thống Việt Nam Cộng hòa (Nguyễn Văn Thiệu) còn về quê vợ ở Mỹ Tho để vui xuân đón tết.
Nhận thấy sự chủ quan của địch, và không dừng lại ở đó, để khiến cho quân địch chủ quan hơn nữa thì vào ngày 21 tháng 1 năm 1968, trước cuộc tấn công vào cơ sở đầu não 10 ngày thì Bộ đội ta đã cho nổ những phát súng đầu tiên ở Khe Sanh để nghi binh.
Không những thế, bộ đội ta còn lần đầu tiên sử dụng cả xe tăng vào chiến trường để đánh. Cũng chính vì thế mà Mỹ càng tin vào việc chúng ta sẽ chỉ đánh vào Khe Sanh mà không đánh vào thành thị như chúng đã dự đoán.
Cũng chính vì lẽ đó mà tất cả những thông tin mà tình báo Mỹ báo về rằng chúng ta sẽ đánh ở thành thị, Khe Sanh chỉ là kế nghi binh mà thôi… đều bị xem là tin giả. Có lẽ ban lãnh đạo Mỹ đã mất niềm tin vào tình báo của họ quá rồi 😀
Ngày đó, vì nghĩ rằng bắt bài được quân ta nên Mỹ đã chuẩn bị một trận đánh hết sức kỹ lưỡng ở Khe Sanh. Cũng chỉ vì ta đưa cả xe tăng vào để đánh nên Mỹ nghĩ rằng ta sẽ dàn quân như trận đánh ở Điện Biên Phủ vậy.
Mà đánh nhau kiểu như thế thì nó là sở trường của Mỹ rồi, lính Mỹ đã được đào tạo kiểu này hết sức kỹ lưỡng rồi, họ còn cực kỳ tinh nhuệ nữa => thế nên chúng chẳng việc gì phải lo sợ cả.
Và Mỹ cũng rất tự tin khi thách thức bộ đội ta đánh vào đó, chúng nghĩ chúng sẽ nghiền nát bộ đội ta trong phút mốt, cay lắm rồi 🙂
Vâng, vậy quân đội Mỹ đã chuẩn bị như thế nào?
Trong tư duy của người Mỹ, họ xem Khe Sanh giống như là một lòng chảo Điện Biên Phủ.
Chẳng ai tắm hai lần trên một dòng sông là câu nói rất nổi tiếng, dạy cho chúng về những bài học kinh nghiệm. Tuy chưa đánh Việt Nam lần nào trước đó, nhưng Mỹ đã rút ra được quá nhiều kinh nghiệm từ trận đánh của Pháp.
Nếu ngày xưa Pháp chỉ có thể chi viện được 100 tấn hàng một ngày thì với tiềm lực kinh tế và máy bay được cải tiến của mình, Mỹ tự tin có thể chi viện đến đến 600 tấn hàng một ngày.
Thế nên, mọi vấn đề về lương thực, đạn dược… không phải là những vướng bận của quân Mỹ, họ chỉ cần ăn xong rồi vác súng đi đánh, rồi lại tiếp tục quay trở về đơn vị và ăn tiếp thôi. Cứ như thế thôi, chẳng phải lo lắng gì cả.
Cụ thể thì về súng đạn: Mỹ đã chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng. Trong 10 ngày đầu, chúng đã bắn đến 150.000 viên đạn pháo, nhiều lấp 1,5 lần số đạn pháo loại 105 li (105mm) mà Pháp đã bắn trong 56 ngày đêm ở Điện Biên. Thật là khủng khiếp thưa các bạn !
Ngoài ra, tướng Wesmolen còn sử dụng đến Sư đoàn Không vận kỵ binh bay – lứa đầu tiên mà Mỹ đã dày công đào tạo, vừa mới xong đã được mang thẳng sang Việt Nam để trực tiếp tham chiến.
Nói về máy bay thả bom thì B52 bay trên bầu trời xanh ngày đó nhiều vô kể, chúng đã thả tổng cộng 100 nghìn tấn bom xuống Khe Sanh.
Với sức mạnh hủy diệt khủng khiếp, máy bay thả bom B52 luôn là nỗi khiếp sợ đối với quân đội trên toàn thế giới. Thế nhưng, đối với Việt Nam thì chúng cũng chẳng khác gì một đống sắt vụn biết bay.
Với chiến thuật “Túm thắt lưng địch mà đánh”, mỗi ngày chúng ta lại đào thông hào áp sát quân địch với khoảng cách gần nhất để đánh cận chiến.
Vậy một câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta phải làm như vậy?
Thứ nhất, máy bay B52 bay ở độ cao trung bình 10.000m nên không thể ném bom một cách chính xác được, việc tiếp cận địch gần như vậy giúp chúng ta vô hiệu hóa được máy bay B52 của chúng, hoặc chí ít là cũng khiến chúng khó khăn hơn.
Và khi chúng ta áp sát như vậy, nếu máy bay B52 có ném bom thì Mỹ cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều => nếu chết thì cả hai cùng chết.
Và cũng không ít lần máy bay B52 của Mỹ đã ném thẳng bom vào địa điểm chỉ cách khu quân sự của chính nó chỉ có 100m.
Thứ hai nữa là, với quân số ít hơn so với Mỹ như vậy, nếu chúng ta đánh du kích thì sẽ dẫn đến tổn thất và mất mát rất lớn. Bởi vì Mỹ được chi viện rất nhiều và quân số của chúng cũng đông hơn chúng ta rất nhiều nữa.
Mỹ đã dồn toàn bộ lực lượng vào Khe Sanh, thế nhưng bất ngờ lại xảy ra vào ngày 28 tháng 1 năm 1968 khi quân đội của Việt Nam Cộng Hòa đã khám xét và phát hiện ra những tấm băng cát sét của bộ đội ta với nội dung kêu gọi toàn dân tổng khởi nghĩa. Và cũng từ đó mà chúng đã biết được ý đồ của ta sẽ tấn công vào thành thị vào đúng dịp Tết.
Nhận được món quà bất ngờ từ bộ đội ta, quân đội Việt Nam Cộng hòa đã lập tức phát đi thông báo vào ngày 30 tháng 1 năm 1968 trên đài phát thanh để kêu gọi binh lính trở về, thế nhưng cũng chẳng mấy ai thi hành cả.
Thực tế cũng chỉ ra rằng, chả ai “ngu gì” mà thi hành những mệnh lệnh như vậy cả. Họ cho rằng những lúc bom đạn như vậy thì họ cần được ở cạnh người thân, vì biết đâu đó sẽ là những giây phút cuối cùng mà họ được ở bên gia đình.
Và những người lính VNCH cũng lấy lý do rằng, có muốn trở lại đơn vị cũng khó vì ngày Tết lái đò nghỉ hết rồi, chẳng có phương tiện để đi lại.
Cũng chỉ vì thế mà quân đội Việt Nam Cộng Hòa không thể tập hợp đầy đủ được. Thế nên, những địa điểm quan trọng của địch ở Sài Gòn như Dinh Độc Lập, Tổng đài phát thanh, Đại sứ quán và Tổng nha cảnh sát đã bị chúng ta chiếm đóng một cách dễ dàng.
Và sự kiện này cũng đã khiến cả nước Mỹ phải chấn động, khiến cho cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger sau này phải thốt lên rằng:
“Hà Nội đã “chơi trò đấu bò”, lừa con bót tót hung dữ Mỹ ra vòng ngoài, rồi dùng lực lượng quân sự của họ bất thần đánh ập vào toàn bộ các đô thị bên trong, là nơi mà Mỹ sơ hở, làm cho bộ chỉ huy Mỹ không kịp trở tay.”
Đặc biệt hơn, sau cuộc tấn công vào các cơ sở đầu não của Mỹ thì một đặc công tù binh Việt Nam đã bị đã bị tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn ngay giữa đường phố phố Sài Gòn làm cả thế giới phải chấn động.
Khoảnh khắc đó đã ám ảnh cả thế giới, ngay cả khi Nguyễn Ngọc Loan đã trốn được sang Mỹ rồi nhưng 2 đại biểu của Đảng Dân chủ là bà Elizabeth Holtzman và ông Harold Sawer đã thay mặt người bị bà Loan giết hại trên đường phố tố bà Loan như một tội phạm của chiến tranh và yêu cầu trục xuất ra khỏi nước Mỹ.
Tuy nhiên, nhiều thông tin cho rằng Mỹ không muốn khơi gợi vết nhơ mà họ đã từng can dự ở Việt Nam nên đích thân tổng thống Jimmy Carter phải can thiệp và cho phép Loan ở lại định cư ở Mỹ.
Gần 20 năm sau, khi Loan có mở một tiệm Pizza ở tiểu bang Virginia và bị người dân ở đây phát hiện. Họ đã chì chiết Loan ác liệt đến nỗi: họ đi dọc quán pizza và hò hét biểu tình, thậm chí nhiều người còn vào cả nhà vệ sinh của tiệm và viết lên tường với dòng chữ: “Chúng tao biết mày là ai”
Chính những điều này đã biến những phong trào phản đối chiến tranh ở Việt Nam lan rộng trên toàn thế giới.
Các cơ sở đầu não của Mỹ ở Sài Gòn đều bị chiếm đóng trong nhiều giờ, đã khiến cho binh lính Mỹ Khe Sanh nhụt chí và cảm thấy như một địa ngục trần gian. Họ hiểu cái chết đang rất gần với họ.
Nó tác động sâu sắc đến nỗi, nhà sử học Michael Maclear đã từng phải nhận xét rằng:
“Bản tin lúc 6 giờ chiều đã trở thành cuộc chiến trong phòng khách của mỗi gia đình Mỹ. Các hình ảnh như thế đã tạo ra cảm nghĩ chung Khe Sanh không phải là thung lũng cần có tự do, mà là sự điên rồ lớn nhất của một thế hệ già nua nắm giữ quyền lực”.
Đó cũng chính là lý do buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Pari, nơi đã diễn ra một cuộc chiến bằng khả năng hùng biện của ông Lê Đức Thọ và Henry Kissinger.
Cuộc đàm phán kéo dài 4 năm 8 tháng 16 ngày, để rồi cả thế giới phải thốt lên rằng, trời đã sinh Kissinger tại sao còn sinh Lê Đức Thọ ᵔᴥᵔ
Và để biết thêm thông tin chi tiết hơn về tài năng của ông Lê Đức Thọ cũng như về việc đàm phán thì mình sẽ hẹn các bạn ở trong những bài viết tiếp theo nhé. Bạn bạn hãy chú ý theo dõi Blog nhé 🙂
CTV: Đinh Tùng – Blogchiasekienthuc.com
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !
Xem Them Chi Tiet
Nhung Mon Do Cong Nghe Duoc Yeu Thich
Do Cong Nghe Phu Kien
0 Comments:
Đăng nhận xét